Nghiên cứu phương án kỹ thuật thử nghiệm bơm ép hóa phẩm nhằm tăng cường thu hồi dầu cho mỏ Bạch Hổ

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=220612
  • Cơ quan:

    1 Viện Dầu khí Việt Nam
    2 Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro”
    3 Trường Đại học Mỏ- Địa Chất

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 09-10-2022
  • Sửa xong: 25-11-2022
  • Chấp nhận: 28-12-2022
  • Ngày đăng: 31-12-2022
Trang: 83 - 89
Lượt xem: 84
Lượt tải: 0
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Gia tăng hệ số thu hồi dầu đang rất được quan tâm trong nước cũng như trên thế giới. Các phương pháp chính áp dụng nâng cao thu hồi dầu cụ thể như: phương pháp nhiệt, phương pháp hoá, phương pháp khí…Trong đó bơm ép hóa phẩm được thừa nhận như giải pháp mang lại hiệu quả gia tăng hệ số thu hồi và áp dụng rộng rãi. Các mỏ dầu khí đóng góp sản lượng khai thác chính trên thềm lục địa Việt Nam chủ yếu tại bể Cửu Long, trong đó, mỏ Bạch Hổ đóng góp sản lượng lớn nhất. Đến thời điểm hiện tại, mỏ Bạch Hổ đã khai thác trên 250 triệu tấn dầu, độ ngập nước trung bình đạt 60%-70%, áp suất vỉa giảm 1/3 so với giá trị ban đầu. Do vậy, nghiên cứu áp dụng và triển khai các giải pháp nhằm duy trì và gia tăng sản lượng đang được đề ra hết sức cấp thiết. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu áp dụng quy mô công nghiệp rất lớn, do đó, cần thiết phải thực hiện thử nghiệm với quy mô nhỏ “pilot” nhằm đánh giá hiệu quả và xây dựng các bài học kinh nghiệm trước khi thực hiện trên qui mô lớn hơn. Để đáp ứng các công việc này, cần thiết có hệ thống thiết bị chuyên dụng, tương thích với hệ thống công nghệ sẵn có và chi phí đầu tư thấp đáp ứng yêu cầu bơm ép thử nghiệm nhằm gia tăng hiệu quả kĩ thuật, kinh tế và tính khả thi.

Trích dẫn
Đinh Đức Huy, Nguyễn Minh Quý, Nguyễn Công Trình, Phạm Trung Sơn, Bùi Trọng Hân và Lê Quang Duyến, 2022. Nghiên cứu phương án kỹ thuật thử nghiệm bơm ép hóa phẩm nhằm tăng cường thu hồi dầu cho mỏ Bạch Hổ, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXXI, kỳ 6, tr. 83-89.
Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Trung và nnk (1996), Nghiên cứu khả năng ứng dụng phức hệ polymer để bơm ép trong móng nứt nẻ tại các giếng khoan ở thềm lục địa Việt Nam nhằm nâng cao hệ số thu hồi dầu khí, Viện Dầu khí Việt Nam.

2. PVN (1998), Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất Xanthan gum chất lượng cao từ nguyên liệu trong nước để phục vụ khoan khai thác dầu khí.

3. PVN (2002), Nghiên cứu khả năng sử dụng phương pháp Phức hợp vi sinh-hóa lý nhằm mục đích tăng thu hồi dầu khí mỏ Bạch Hổ.

4. Vietsovpetro (2007), Thử nghiệm công nghiệp công nghệ Phức hợp vi sinh - hoá lý tăng thu hồi dầu vỉa Mioxen dưới mỏ Bạch Hổ.

5. Vietsovpetro (2010), Công nghệ nâng cao hệ số thu hồi dầu của các vỉa lục nguyên bằng phương pháp vi sinh hóa lý tổng hợp.

6. Vietsovpetro (2018), Sơ đồ công nghệ hiệu chỉnh khai thác mỏ Bạch Hổ.

7. Rivas C, Gathier F. (2013), CEOR Projects Offshore Challenges. ISOPE 2013

8. K.S. Sorbie (2000), Polymer - Improved oil recovery

9. Phạm Trường Giang và nnk (2021), Nghiên cứu đánh giá hiệu quả nâng cao thu hồi dầu bằng giải pháp bơm ép hệ hóa phẩm SP cho đối tượng Miocene dưới vòm Nam mỏ Bạch Hổ, Tạp chí Dầu khí, Số 7, 2021, trang 23 - 30. DOI: 10.47800/PVJ.2021.07-03.

10. Hoàng Long và nnk (2021), Nghiên cứu đánh giá, lựa chọn và chế tạo hệ hóa phẩm VPI SP để áp dụng thử nghiệm công nghiệp nhằm nâng cao hệ số thu hồi dầu cho mỏ dầu tại bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam, Tạp chí Dầu khí, Số 11, trang 45 - 54, 2021. DOI: 10.47800/PVJ.2021.07-02.

11. Phạm Trường Giang và nnk (2022), Hoàn thiện công nghệ chế tạo hệ hóa phẩm nâng cao hệ số thu hồi dầu quy mô pilot áp dụng thử nghiệm công nghiệp cho đối tượng đại diện thuộc trầm tích Miocene mỏ Bạch Hổ, Tạp chí Dầu khí, Số 1, trang 49 - 55, 2022. DOI: 10.47800/PVJ.2022.01-02.

Các bài báo khác