Nghiên cứu áp dụng thử nghiệm phương pháp địa vật lý để dự báo điều kiện địa chất mỏ tại Công ty than Mông Dương

https://tapchi.hoimovietnam.vn/vi/archives?article=23042
  • Cơ quan:

    Trường Đại học Giao thông vận tải

  • *Tác giả liên hệ:
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Nhận bài: 12-06-2023
  • Sửa xong: 18-07-2023
  • Chấp nhận: 25-07-2023
  • Ngày đăng: 31-08-2023
Trang: 14 - 19
Lượt xem: 120
Lượt tải: 1
Yêu thích: , Số lượt: 0
Bạn yêu thích

Tóm tắt:

Trong quá trình khai thác mỏ hầm lò các yếu tố địa chất cục bộ như đứt gãy kiến tạo làm mất vỉa, hang kast, đá kẹp... thường chưa được xác định chi tiết bằng các công trình khoan thăm dò địa chất, vì vậy để xác định vị trí vỉa than trong các trường hợp mất vỉa, hầu hết các mỏ đều sử dụng phương pháp đào lò thăm dò để khoanh vùng vỉa than hoặc khoan vượt trước để tìm vỉa dẫn đến làm tăng đáng kể chi phí sản xuất. Tại Công ty Than Mông Dương, lò dọc vỉa L7 mức -250 khi thi công khoanh vùng, đã gặp đá và đào được 50 m nhưng vẫn chưa tìm thấy vỉa. Các tác giả đã đề xuất sử dụng thử nghiệm máy ra đa cầm tay georadar (GPR) để đánh giá khả năng áp dụng phương pháp địa vật lý dự báo điều kiện thi công trước gương lò dọc vỉa L7 mức -250; đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt trong thi công xây dựng dân dụng, công nghiệp, dẫn hướng thăm dò khoáng sản đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được áp dụng rộng rãi trong các mỏ hầm lò Quảng Ninh. Kết quả thử nghiệm tại lò dọc vỉa L7 mức -250 mỏ Mông Dương đã xác định ở khoảng cách 10-50 m phía trước gương vẫn không phát hiện thấy vỉa than đã mất và cho thấy phương pháp địa vật lý có triển vọng áp dụng để dự báo điều kiện địa chất phía trước gương trong quá trình thi công đào lò và khai thác ở các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh.

Trích dẫn
Nguyễn Phi Hùng và Vũ Minh Ngạn, 2023. Nghiên cứu áp dụng thử nghiệm phương pháp địa vật lý để dự báo điều kiện địa chất mỏ tại Công ty than Mông Dương, Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số XXXII, kỳ 4, tr. 14-19.
Tài liệu tham khảo

1. Phạm Năng Vũ và nnk (2010), Nghiên cứu áp dụng phương pháp địa chấn sóng kênh trong dự báo các hiểm họa dọc đường lò khai thác than ở mỏ Vàng Danh Quảng Ninh. Tạp chí Địa chất, loạt A số 322 Tr 66-74; .

2. Lê Hồng Lam (2020)- Phương pháp thu nổ địa chấn 2d và xử lý số liệu sơ bộ trên tàu. Tạp chí Dầu khí, số 11 Tr 66-72, https:/doi.org/10.47800/PVJ.2020.11-06

3. Krishnamurthy N.S., V. Ananda Rao, Dewashish Kumar (2009), Electrical Resistivity Imaging Technique to Delineate Coal Seam Barrier Thickness and Demarcate Water Filled Void, journal Geological Society of India Vol.73, pp.639-650

4. William J. Johnson (2003), Applications of the electrical resistivity method for detection of underground mine working, Geophysical Technologies for Detecting Underground Coal Mine Voids, Lexington, KY, July 28-30;

5. J. Duncan and L.G. Stolarczyk (2014), Detecting adverse coal-seam geology ahead of mining using advanced radiowave geophysics, and recent longwall applications, The Southern African Institute of Mining and Metallurg, Vol 2, pp 1-9;

5. Andrew D. Strange, and Zak Jecny (2020). Development of Digital Subterranean Models for Real- Time Open Cut Horizon Control, Resources, https:/doi.org/10.3390/resources9040050;

6. Edyta Brzychczy, Piotr Lipinski (2010), Knowledge-based modeling and multi-objective optimization of production in underground coal mines, GH Journal of Mining and Geoengineering • Vol. 37 • No. 1;

7. Murad Ishankuliev (2007), Resistivity imaging of abandoned minelands at huntley Hollow, Hocking county, Ohio, the thesis Department of Geological Sciences and the College of Art and Sciences, Ohio University, USA; 8. Binzhong Zhou, Peter Hatherly (2014), Fault and dyke detectability in high resolution seismic surveys for coal: a view from numerical modelling, Exploration Geophysics 45(3) 223-233 https:/doi. org/10.1071/EG12082.

Các bài báo khác