Xác định thời hạn làm việc của cụm trục khuỷu động cơ CAT 3512Btrên đầu máy D19E theo hao mòn các chi tıết trong quá trình khai thác trên Đường sắt Việt Nam

- Tác giả: Nguyễn Hữu Chí 1, Đỗ Đức Tuấn 2
Cơ quan:
1 Trường Đại học Giao thông Vận tải,Phân hiệu tại Tp. Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Giao thông Vận tải
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Thời hạn làm việc, Hao mòn chi tiết, Trục khuỷu động cơ, Đầu máy d19e, Đường sắt việt nam
- Nhận bài: 19-05-2023
- Sửa xong: 28-06-2023
- Chấp nhận: 05-07-2023
- Ngày đăng: 31-08-2023
- Lĩnh vực: Cơ khí, Điện - Điện tử - Tự động hóa
Tóm tắt:
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến việc khảo sát, đánh giá quá trình hao mòn của các chi tiết trên các loại đầu máy sử dụng trong ngành đường sắt Việt Nam (ĐSVN), như các chi tiết nhóm trục khuỷu-thanh truyền động cơ diesel, các chi tiết bộ phận chạy đầu máy, v.v. Đối với đầu máy D19E, cũng đã có một số nghiên cứu về hao mòn các chi tiết bộ phận chạy, điển hình là mặt lăn, gờ bánh xe, bạc gối đỡ động cơ điện kéo (ĐCĐK), cổ góp ĐCĐK, ... Tuy nhiên, việc nghiên cứu hao mòn các chi tiết động cơ 3512B trên đầu máy D19E cho đến nay vẫn chưa có điều kiện thực hiện. Vì vậy, nội dung bài báo trình bày quá trình nghiên cứu xác định thời hạn làm việc của cụm trục khủyu động cơ CAT 3512B trên đầu máy D19E theo hao mòn của các chi tiết trong quá trình khai thác trên đường sắt Việt Nam, cụ thể là tại Xí nghiệp đầu máy Sài Gòn. Kết quả nghiên cứu là cơ sở tham khảo cho việc hiệu chỉnh chu kỳ bảo dưỡng, sửa chữa (BDSC) động cơ CAT 3512B nói riêng và đầu máy D19E nói chung đang sử dụng trong ngành ĐSVN.

Các bài báo khác