Nghiên cứu ảnh hưởng một số thông số công nghệ đúc ly tâm cánh quạt hướng trục đến đặc tính khí động học cánh quạt

- Tác giả: Đặng Vũ Đinh, Nguyễn Văn Xô, Nguyễn Thế Hoàng
Cơ quan:
Trường Đại học Mỏ - Địa chất
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Quạt, Quạt hướng trục rỗng, Đúc ly tâm, Động lực học, Polyetylen
- Nhận bài: 21-04-2023
- Sửa xong: 20-05-2023
- Chấp nhận: 28-05-2023
- Ngày đăng: 30-10-2023
- Lĩnh vực: Cơ khí, Điện - Điện tử - Tự động hóa
Tóm tắt:
Mục đích nghiên cứu này để đánh giá ảnh hưởng của một số thông số trong quy trình đúc ly tâm đến hiệu suất của quạt hướng trục. Có thể thấy rằng, chất lượng trạng thái bề mặt, đặc tính vật liệu và thiết kế cánh quạt có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất của quạt. Việc sử phương pháp đúc ly tâm thông thường là một cải tiến sáng tạo và rất phù hợp để chế tạo những quạt cánh rỗng. Với phương pháp này có thể giảm chi phí và sản xuất tương đối dễ dàng. Ngoài ra, các đặc tính rỗng của cánh quạt mang lại cho quạt nhiều lợi thế, đặc biệt là trong điều khiển chủ động dòng tổn thất tại vị trí biên cánh quạt với vỏ hộp và khả năng hấp thụ âm thanh. Trong nghiên cứu này, vật liệu được sử dụng là polyetylen mật độ thấp (LDPE). Các thông số của quy trình được nghiên cứu bao gồm: khối lượng bột (Polyetylen), nhiệt độ và thời gian gia nhiệt trong lò. Một chiếc quạt có thông số kích thước hình học tương tự được gia công từ nhôm thỏi đóng vai trò là quạt đối chứng. Hiệu suất khí động học của các quạt được thử nghiệm trên bệ thử nghiệm tiêu chuẩn ISO 5801. Các phân tích và so sánh được thực hiện dựa trên các thông số được lựa chọn cho quá trình chế tạo quạt. Kết quả cho thấy, sự lựa chọn tối ưu các biến số của quy trình sản xuất là cần thiết để đạt được hiệu suất cơ khí mong muốn cho cánh quạt được chế tạo bởi công nghệ này.

Các bài báo khác