Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công nghệ nạp thuốc nổ Anfo cách nước trong lỗ khoan chứa nước trên mỏ lộ thiên

Cơ quan:
1 Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin
2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất
3 Tổng Hội Địa chất Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Nạp thuốc nổ anfo trong túi nilon, Công nghệ nạp cách nước, Nổ mìn trong lỗ khoan chứa nước
- Nhận bài: 12-06-2023
- Sửa xong: 10-07-2023
- Chấp nhận: 12-07-2023
- Ngày đăng: 31-08-2023
- Lĩnh vực: Khai thác mỏ
Tóm tắt:
Nổ mìn là phương pháp làm tơi đất đá có hiệu quả trên hầu hết các mỏ lộ thiên nói chung và các mỏ lộ thiên xuống sâu nói riêng. Khi khai thác tại các tầng sâu, nước ngầm đã làm tăng chi phí khoan nổ do phải sử dụng thuốc nổ chịu nước, giảm hiệu quả đập vỡ đất đá. Để khắc phục các nhược điểm đó, các nhà khoa học ở trong và ngoài nước đã nghiên cứu về các giải pháp công nghệ hỗ trợ nạp thuốc nổ Anfo cách nước trong lỗ khoan có nước với những thành công và hạn chế nhất định. Kế thừa các nghiên cứu đi trước, bài báo trình bày phương pháp nạp thuốc nổ Anfo trong túi nilon trên mô hình tương đương với các điều kiện khác nhau. Kết quả thử nghiệm trên mô hình cho phép xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công nghệ nạp thuốc nổ Anfo cách nước trong lỗ khoan chứa nước. Từ đó hoàn thiện phương pháp nạp với công nghệ đề xuất, làm cơ sở để triển khai thực nghiệm phương án công nghệ trên khai trường mỏ.

1. Nguyễn Thanh Bình (2004), Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ nổ mìn sử dụng túi nilon trên các mỏ lộ thiên Việt Nam, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin, Hà Nội.
2. Đoàn Văn Thanh (2011), Nghiên cứu nâng cao hiệu quả nổ mìn dưới mức thoát nước tự chảy cho mỏ than Tây Nam Đá Mài, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin, Hà Nội.
3. Đỗ Ngọc Tước, (2020), Nghiên cứu giải pháp công nghệ phù hợp khi khai thác các tầng sâu ở các mỏ than lộ thiên Việt Nam, Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin, Hà Nội.
4. Drill Pangolin, (2019), Common blasting methods in open pit mining.
5. Hyongdoo Jang, David Handel, Younghun Ko, Hyung-Sik Yang, and James Miedecke. (2018). E?ects of Water Deck on Rock Blasting Performance. Western Australian School of Mines, Curtin University, Australia.
6. The International Society of Explosives Engineers (2011). Density. ISEE Blaster's HandbookTM 18th Edition (pp. 241). Cleveland: ISEE.
7. M. Kononenko, (2019), Method for calculation of drilling-and-blasting operations parameters for emulsion explosives, Mining of mineral deposits.
8. Mtigroup, (2018), The cost savings, productivity gains and safety bebe?ts delivered by the blastshieldTM system provide a valuable reduction in drill and blast costs.
Các bài báo khác