Đặc điểm quặng hóa Skand giàu vàng tại khu vực Hố Ráy, mỏ vàng Bồng Miêu, Quảng Nam

Cơ quan:
Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 18 Phố Viên, Hà Nội, Việt Nam
- *Tác giả liên hệ:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
- Từ khóa: Hố Ráy, Bồng Miêu, quặng hóa vàng, skarn.
- Nhận bài: 31-03-2025
- Sửa xong: 25-04-2025
- Chấp nhận: 28-04-2025
- Ngày đăng: 30-06-2025
- Lĩnh vực: Khai thác mỏ
Tóm tắt:
Mỏ vàng Bồng Miêu là một trong những vàng có quy mô khá lớn được phát hiện trong đới sinh khoáng Tam Kỳ - Phước Sơn. Mỏ vàng có nhiều tiểu khu khác nhau như Hố Ray, Thác Trắng, Núi Kẽm và Hố Gần. Trong đó mỗi tiểu khu có các biểu hiện kiểu quặng có nguồn gốc khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu khảo sát ngoài thực ^^a và phân tích chi tiết các mẫu quặng hóa và đá biến đổi dưới kính hiển vi, kết quả nghiên cứu trong bài báo này đã xác định đuực quặng hóa vàng tại khu vực Hố Ráy có kiểu quặng hóa nguồn gốc skarn giàu vàng, bao gồm kiểu skarn ngoài đóng vai trò chủ đạo và skarn trong đóng vai trò thứ yếu. Quá trình skarn và quặng hóa diễn ra theo từng bước, bao gồm: giai đoạn ^biến chất ^tiếp xúc nhiệt (hình thành hornfels), giai đoạn biến chất tiếp xúc với quá trình trao đổi thay thế (biến chất tiến hóa), và cuối cùng là quá trình quặng hóa kết hựp với sự biến đổi nhiệt dịch (biến chất nghịch), tuơng ứng với 4 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1 (Trước quặng hóa) gồm Clinopyroxen + Granat + Quartz + Magnetit; Giai đoạn 2 (Đồng thời với quặng hóa) gồm Quartz + Chlorit + Epidot + Amphibol + Sericit + Sulfides (Pyrit, Pyrrhotin, Chalcopyrit, Arsenopyrit, Bismuthinit) + Vàng/Electrum; Giai đoạn 3 (Tiếp tục quặng hóa) gồm Quartz + Chlorit + Epidot + Sulfides (Pyrit, Pyrrhotin, Chalcopyrit, Arsenopyrit) + Vàng/Electrum; và giai đoạn 4 (Sau quặng hóa) gồm Calcit + Quartz + Sericit + Illit. Kết quả nghiên cứu đã tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo và định hướng công tác khảo sát, đánh giá khoáng sản vàng tại những khu vực lân cận.

[1]. Lương Quang Khang và nnk (2025). Nghiên cứu xác lập mô hình nguồn gốc và quy luật phân bố một số khoáng sản nội sinh có triển vọng khu vực địa khối Kon Tum. Báo cáo trung gian.
[2]. Trần Văn Trị, Vũ Khúc (2009). Địa chất và Tài nguyên Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội.
[5]. Khin Zaw, Meffre, S., Lai, C.-K., Burrett, C., Santosh, M., Graham, I., Manaka, T., Salam, A., Kamvong, T., and Cromie, P., (2014). Tectonics and metallogeny of mainland Southeast Asia - A review and contribution: Gondwana Research.
[3]. Quynh, N. N., Murfitt, R. H., Sirinawin, T., and and Shywoluo, W., (2004). The Bong Mieu gold project, Phuoc Son-Tam Ky Suture, central Vietnam: Proceedings of PacRim Congress 2004, Adelaide, p. 347-358.
[4]. Nakano, N., Osanai, Y., Minh, N. T., Miyamoto, T., Hayasaka, Y., and Owada, M., (2008). Discovery of high-pressure granulite-facies metamorphism in northern Vietnam: Constraints on the Permo-Triassic Indochinese continental collision tectonics: Comptes Rendus Geoscience, v. v. 340, p. 127138.
[6]. Banks, M. J., Murfitt, R. H., Quynh, N. N., and Hai, L. V. (2004). Gold exploration of the Phuoc Son-Tam Ky Suture, central Vietnam - A case study, Company report, p. 95-104.
[7]. Tran, H. T., Zaw, K., Halpin, J. A., Manaka, T., Meffre, S., Lai, C. K., Lee, Y., Le, H. V., and Dinh, S., (2014). The Tam Ky-Phuoc Son Shear Zone in central Vietnam: Tectonic and metallogenic implications: Gondwana Research, v. v. 26, p. 144-164.
[8]. Kamvong, T., (2013). Geology and genesis of porphyry-skarn Cu-Au deposits of the Northern Loei and Truong Son fold belts: PhD Thesis, University of Tasmania, Hobart, Tasmania, Australia.
[9]. Wallis, R., and Ward, M. C., (1997). A review of the mineral properties Olympus Pacific Minerals in Vietnam: Toronto, Griffis and McOuat Limited.
[10]. Sullivan, J. R., and Kociumbas, M. W., (2004). A technical review of the Phuoc Son gold project in Quang Nam Province, Vietnam: Company Report, Olympus Pacific Minerals Inc, p. 85
[11]. Atkinson, W., and Einaudi, M. T., (1978). Skarn formation and mineralization in the contact aureole at Carr Fork, Bingham, Utah: Economic Geology, v. 73, p. 1326-1365.
[12]. Meinert, L. D., Dipple, G. M., and Nicolescu, S., (2005). World Skarn Deposits: One Hundredth Anniversary Volume, Society of Economic Geologists.
[13]. Khin Zaw, Meffre, S., and team, (2010). Final report on “Ore Deposits of SE Asia: Project Report.
[14]. Khin Zaw, Meffre, S., and team, (2011). Implementation report on “Ore Deposits of SE Asia: Project Report.
[15]. Dilek, Y., and Furnes, H., (2014). Ophiolites and their origins: Elements, v. 10, p. 93-100.
Các bài báo khác